Trang chủ Liên hệ

Thông tin về chức năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ điện

Hiroshu Sport 07/05/2022

Chức năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ điện được người dùng đánh giá cao về tính tiện lợi. Thông qua các chỉ số về nhịp tim, bạn có thể điều chỉnh tốc độ và quãng đường chạy của mình sao cho phù hợp. Để hiểu rõ hơn về chức năng này, bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Chức năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ có vai trò gì?

Trong quá trình tập luyện thể thao, rất nhiều người mắc phải sai lầm trong việc quá tập trung vào tần suất và cường độ. Tuy nhiên, nhịp thở và nhịp tim cũng là 2 yếu tố quan trọng cần bạn chú ý đến. Nắm bắt được điều này, các thương hiệu máy chạy bộ đã tích hợp chức năng đo nhịp tim tại vị trí tay cầm. Từ đó, bạn dễ dàng kiểm soát nhịp tim, nắm rõ thể trạng sức khỏe. Thời điểm đo thích hợp vào trước - trong - sau khi tập luyện để theo dõi sát sao từng giai đoạn.

Đo nhịp tim trên máy chạy bộ điện trước khi tập giúp bạn kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim,... Bạn không nên tập luyện trong trường hợp sức khỏe gặp vấn đề sẽ gây ra tình trạng quá sức. Từ đó tác động đến tim mạch, dẫn tới loạn nhịp tim, rung nhĩ. 

Thường xuyên theo dõi nhịp tim trong quá trình tập luyện giúp bạn điều chỉnh tốc độ nhanh chậm cho từng giai đoạn, thời điểm khác nhau. Thông qua các chỉ số này, bạn chọn lựa được bài tập phù hợp, tăng cường trao đổi chất, tăng nhịp tim đạt mức tối đa, đốt cháy calo hiệu quả.

Chức năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ có vai trò gì?

XEM THÊM: Hướng dẫn khắc phục lỗi cảm biến tốc độ máy chạy bộ

Định nghĩa về nhịp tim chuẩn

Trước hết, bạn phải hiểu rõ khái niệm về nhịp tim đích và nhịp tim tối đa trong chức năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ điện:

- Nhịp tim tối đa  (Max heart rate) là chỉ số nhịp tim tối đa mà bản thân mỗi người có thể đạt đến.

Công thức tính nhịp tim tối đa như sau:

Nhịp tim tối đa = 220 - tuổi.

Ví dụ: Số tuổi của bạn là 40, áp dụng công thức nhịp tim tối đa của bạn là 220 - 40 = 180 nhịp/phút. 

Sức khỏe tim mạch của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu vượt ngưỡng con số này. 

- Nhịp tim đích (Target heart rate): Nhịp tim bạn cần hướng tới nhằm đảo bảo hiệu quả và độ an toàn. Mức nhịp tim lý tưởng này sẽ giúp chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng, duy trì hoạt động của cơ thể và có lợi cho sức khỏe.

So với nhịp tim tối đa, nhịp tim đích chỉ đạt 60 - 80%. Và trong mỗi buổi tập trên máy chạy bộ, nhịp tim này bạn nên duy trì trong khoảng từ 15  - 30 phút, 5 buổi mỗi tuần.

Định nghĩa về nhịp tim chuẩn

Đo nhịp tim trên máy chạy bộ như thế nào?

Thông thường, phần tay cầm ở máy chạy bộ điện được thiết kế các miếng kim loại, thiết bị cảm biến được đặt bên dưới miếng kim loại. Cảm biến sẽ ghi nhận dữ liệu khi bạn đặt tay lên miếng kim loại và truyền đến đầu máy chạy và các thông số nhịp tim sẽ hiển thị trên bảng đồng hồ.

Trên thị trường hiện nay, một số dòng máy chạy bộ hiện đại hơn, phần dây đeo có thể thiết kế ở ngực, ở tay. Thông số sẽ được ghi nhận liên tục và hiển thị trong quá trình tập luyện chạy bộ của bạn.

Nên chọn những bài đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng khi mới tập luyện với máy chạy bộ. Bạn chỉ nên duy trì mức 50 - 60% nhịp tim tối đa. Nếu bạn 40 tuổi, nhịp tim phù hợp cho bạn sẽ là 180 x 50% = 90 nhịp/phút.

Khoảng sau 10 phút, bạn sẽ tăng cường độ lên một chút khi cơ thể đã quen với vận động nhằm thúc đẩy nhịp tim đạt 60 - 70% nhịp tim tối đa. Nghĩa là 180 x 60% = 108 nhịp/phút và 180 x 70% = 126 nhịp/phút. Nhịp tim này duy trì trong khoảng 15-30 phút.

Trước khi kết thúc bài tập, bạn nên giảm dần cường độ trong khoảng 10 phút. Trong khi tập luyện, bạn nắm rõ nhịp tim cơ thể sẽ giúp bạn điều chỉnh độ dốc và tốc độ phù hợp một cách hiệu quả và khoa học.

Đo nhịp tim trên máy chạy bộ như thế nào?

XEM THÊM: Máy chạy bộ có tốn điện không?

Hướng dẫn sử dụng chức năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ

Nhằm đảo bảo an toàn, bạn nên sử dụng thiết bị tích hợp chức năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ điện. Ngoài ra, một số dòng xe đạp tập hiện nay cũng kèm tính năng này. Cách sử dụng cảm biến đo nhịp tim, bạn thực hiện theo các bước sau:

- Bạn điều chỉnh tốc độ về chế độ đi chậm lại ở mức 1-2 km/h nếu như đang chạy bộ với tốc độ cao để đảm bảo an toàn khi thực hiện thao tác.

- Tiếp đến, đặt tay lên hai bên bộ phận cảm biến đo nhịp tim trên máy chạy bộ rồi nắm chặt lại. Đa phần các sản phẩm máy chạy bộ đều thiết kế cảm biến ở bên dưới tay cầm và có màu sáng bạc.

- Quan sát màn hình hiển thị, bạn sẽ thấy thông số nhịp tim xuất hiện bên dưới chữ "Pulse" và bạn có thể đánh giá sức khỏe dựa trên nhịp tim này.

Hướng dẫn sử dụng chức năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ

Thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về chức năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ điện rồi phải không nào? Để có sức khỏe tốt và an toàn khi tập luyện, bạn hãy lựa chọn đơn vị cung cấp máy chạy bộ uy tín. Liên hệ ngay Hiroshu Sport, chúng tôi sẽ giúp bạn điều này.

HIROSHU SPORT - THƯƠNG HIỆU VIỆT - CHẤT LƯỢNG NHẬT

Hotline: 1900 3435 / 0367797579

Website: https://hiroshu.vn/

Hệ thống showroom HIROSHU SPORT:

Trụ sở chính: Biệt thự LK B18 Embassy Garden, P.Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh: 178 Dương Đình Hội, Phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

Bài viết liên quan