Trang chủ Liên hệ

Đau đầu gối khi chạy bộ và cách điều trị không tốn kém

Hiroshu Sport 28/05/2022

Đau đầu gối khi chạy bộ ảnh hưởng đến tới quá trình tập luyện của người tập, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Nguyên nhân làm đầu gối bị đau khi chạy bộ do đâu? Làm sao để khắc phục, hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân đau đầu gối khi chạy bộ

Trong quá trình chạy bộ, đầu gối là bộ phận liên tục phải hoạt động với tần suất cao, áp lực đè nén mạnh. Tình trạng viêm khớp gối xảy ra do khớp gối chịu nhiều căng thẳng từ các hoạt động hàng ngày. Vì vậy một trong những vấn đề xương khớp phổ biến thường là chấn thương đầu gối.

1. Bong gân, viêm gân sau khi chạy

Tình trạng bong gân, viêm gân xảy ra do những chuyển động lặp đi lặp lại của các hoạt động quá sức. Điều đó khiến gân chịu nhiều áp lực và dẫn đến hiện tượng trên.

2. Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa gây cảm giác đau đớn từ lưng dưới qua mông và dọc xuống chân. Xuất hiện các triệu chứng phổ biến như tê mỏi, nóng rát, yếu vùng thắt lưng, khi cúi người hoặc đi lại sẽ gây triệu chứng nặng hơn.

3. Hội chứng dải chậu chày (ITBS)

Dải xơ chày chạy từ mào chậu tới mặt trước đầu xương chày được gọi là dải xơ chày. Chức năng của dải này nối xương chày với xương chậu và tạo chuyển động khớp gối. Tỉ lệ các vận động viên gặp chấn thương ITBS chiếm đến 5-14%.

Chấn thương dải chậu chày xảy ra do luyện tập quá sức làm dây chằng bị lệch khỏi vị trí ban đầu, những vùng xung quanh bị cọ xát gây xưng, viêm.

4. Đau bánh chè

Tại khu vực đầu gối và xương bánh chè xuất hiện những cơn đau. Bệnh nhân thường thấy đau nhẹ ở vùng đầu gối khi bắt đầu, theo thời gian mức độ đau tăng dần, khi đi bộ, khi chạy hoặc ngồi lâu sẽ đau nhiều hơn.

5. Rách sụn chêm

Sụn chêm đầu gối nằm ở giữa đầu xương đùi và đầu trên xương chày, phía bên trong khớp gối. Đây là dạng khớp phức hợp có vai trò chịu tải trọng cơ thể nên rất quan trọng. Các tình trạng ngã, va đập khiến đầu gối chịu nhiều tác động mạnh sẽ dẫn tới rách sụn chêm, ảnh hưởng chức năng vận động.

6. Tổn thương dây chằng

Khớp gối được bao quanh bởi dây chằng trước (ACL), dây chằng giữa khớp gối (MCL) và dây chằng sau (PCL). Chức năng của hệ thống dây chằng giúp bảo vệ xương trong quá trình vận động không bị chệch ra ngoài.

Tổn thương dây chằng có thể do bị kéo căng đột ngột hoặc bị đứt do các hoạt động mạnh như vung chân, vặn chân, ngã hoặc dừng đột ngột giữa các sải chân. Nếu để hiện tượng này kéo dài lâu ngày gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa khớp. đau cứng khớp, viêm khớp gối.

Nguyên nhân đau đầu gối khi chạy bộ

Biểu hiện đau đầu gối trong lúc chạy bộ

Triệu chứng đau đầu gối khi chạy bộ xuất hiện cảm giác khó chịu, đau đớn ở khu vực đầu gối làm hạn chế khả năng di chuyển của bạn. Ngoài tình trạng đau nhức, bạn có thể gặp nhiều biểu hiện khác như:

- Hiện tượng sưng tấy, nóng ra vùng đầu gối. Ở khớp gối bạn cũng cảm thấy căng tức khi nâng hoặc co chân.

- Khi bạn di chuyển xuất hiện tiếng lục khục, đôi khi ở vùng dọc ống chân có cảm giác tê buốt.

Nếu các triệu chứng này biến mất sau một ngày thì không quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu các cơn đau có xu hướng nặng thêm và kéo dài dai dẳng, người bệnh nên chủ động đến nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ.

Biểu hiện đau đầu gối trong lúc chạy bộ

XEM THÊM: Đi bộ bao lâu thì giảm cân?

Phương pháp điều trị đau khớp gối chạy bộ

Đau đầu gối khi chạy bộ ở dạng nhẹ bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như sau:

- Massage đầu gối, thư giãn chân: Bạn nên ngồi tại vị trí thích hợp để duỗi chân, thả lỏng khớp gối. Tiến hành thực hiện nhẹ nhàng các động tác massage nhằm xoa dịu cơn đau. Ngoài ra nếu có điều kiện, bạn hãy ngồi trên ghế massage đầu gối, chức năng của các túi khí co bóp nhịp nhàng giúp bạn loại bỏ đau nhức.

- Duỗi thẳng bên chân bị đau để căng giãn khớp, gối chân còn lại không khuỵu xuống, kéo dài bài tập từ 5-7 phút rồi nghỉ ngơi. Lặp lại động tác từ 3-5 lần cho đến khi thuyên giảm cơn đau.

- Chườm đá lạnh: Phương pháp này rất hữu hiệu giúp giảm viêm và chấn thương mới. Đá lạnh có tác dụng làm co các mạch máu nhỏ, giảm tình trạng chảy máu, sưng viêm, đau nhức.

- Dùng thuốc giảm đau: Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau trong trường hợp cơn đau quá sức chịu đựng và kéo dài. Tuy nhiên, cách tốt nhất bạn cần đến thăm  khám bác sĩ, chụp X-quang để xác định nguyên nhân và có phương pháp khắc phục phù hợp.

Phương pháp điều trị đau khớp gối chạy bộ

XEM THÊM: Máy chạy bộ trên không có tốt không? Có nên mua không?

Lưu ý khi chạy bộ tránh đau đầu gối

- Tần suất chạy bộ nên từ 3-4 lần/tuần nếu mục đích chạy bộ của bạn muốn tăng cường sức khỏe, tăng dần tần số và quãng đường phù hợp khi cơ thể đã quen với vận động. Nên chia nhỏ quãng đường thành nhiều đoạn và kết hợp chạy bộ với đi bộ.

- Đầu và thân luôn giữ thẳng tự nhiên: Hướng mắt nhìn thẳng phía trước trong lúc chạy.

- Chọn nơi chạy có không khí trong lành, chạy trên những thảm cỏ mềm, hạn chế chạy trên đường cứng ảnh hưởng xấu đến chân.

- Lựa chọn trang phục thấm hút mồ hôi, giày vừa vặn kích cỡ chân. 

- Không chạy quá sớm vào buổi sáng hay quá muộn vào buổi tối.

- Bạn không nên chạy ngay lập tức sau ăn, hãy nghỉ ngơi khoảng 2 giờ để thức ăn tiêu hóa rồi mới bắt đầu thực hiện.

- Trước khi chạy, dán băng cố định cơ giúp điều trị chấn thương cơ bắp hiệu quả, tránh rách, bong gân và viêm cơ trong quá trình vận động.

Lưu ý khi chạy bộ tránh đau đầu gối

Từ các thông tin trong bài viết này, hy vọng bạn đã biết nên làm thế nào để phòng tránh đau đầu gối khi chạy bộ. Bạn có thể kết hợp chạy bộ ngoài trời và chạy bộ trên máy chạy bộ điện trong những ngày điều kiện không ủng hộ. Điều này giúp bạn không bị gián đoạn quá trình tập luyện. Tham khảo các mẫu máy chạy bộ tại Hiroshu Sport.

HIROSHU SPORT - THƯƠNG HIỆU VIỆT - CHẤT LƯỢNG NHẬT

Hotline: 1900 3435 / 0367797579

Website: https://hiroshu.vn/

Hệ thống showroom HIROSHU SPORT:

Trụ sở chính: Biệt thự LK B18 Embassy Garden, P.Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Chi nhánh: 178 Dương Đình Hội, Phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

Bài viết liên quan